Xu hướng làm marketing mới 2019 cho ngành kinh doanh bán lẻ

Tháng Mười Một 28, 2019

Chiến lược kinh doanh kết hợp chiến lược tiếp thị và phát triển thương hiệu thúc đẩy sự phát triển của một doanh nghiệp, vì vậy điều quan trọng là phải có một chiến lược tiếp thị và thương hiệu phù hợp trước khi thực hiện các chiến thuật kỹ thuật số. Nếu không có chiến lược tổng thể đúng đắn dẫn lối thì các bạn có thể tiêu tốn vô ích vào các chiến thuật kỹ thuật số do các vấn đề có thể sẽ gặp phải như hướng sai đối tượng, các đề xuất giá trị thương hiệu của bạn không đủ mạnh.

Một số nhà bán lẻ tiếp cận bước đầu qua mạng và tiến đến xây dựng cửa hàng truyền thống còn một số khác kết hợp giữa “truyền thống và cú nhấp chuột”. Các nhà bán lẻ đang tìm hiểu thị phần chi tiêu của người tiêu dùng và cách họ tìm kiếm, mua bán để đưa ra mô hình bán lẻ mới. Điều đó nghĩa là, dù mở showroom hay tiến sâu vào thương mại điện tử, các nhà bán lẻ đang “phát minh lại” cách thức làm kinh doanh.

Để đạt được thành công trong việc bán hàng cần có sự kết hợp liền mạnh giữa điểm tiếp cận khách hàng truyền thống và kĩ thuật số.

Quảng cáo trên facebook, website, xây dựng nội dung và hình ảnh là những cách thức các đơn vị bán lẻ đang sử dụng hiện nay để marketing cho các sản phẩm của mình. Vậy trong năm 2019, những xu hướng marketing mới nào cho các cửa hàng bán lẻ sẽ lên ngôi?

Cùng tìm hiểu ngay những xu hướng marketing bán lẻ trong năm 2019 mà đội ngũ làm digital marketing online không thể bỏ qua.

1. Quảng cáo trên các trang thương mại điện tử

Xu hướng mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến cũng là khi đội ngũ marketing cần phải chú trọng hơn vào các kênh bán hàng online. Trong đó bán hàng trên các trang thương mại điện tử là cách thức đang được sử dụng phổ biến hơn cả. Hàng loạt những ứng dụng mua sắm trực tuyến được ra đời từ Shopee, Lazada cho đến Tiki tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ, thường xuyên có khuyến mãi sản phẩm hoặc freeship đơn hàng.

Cuộc đua marketing trên các ứng dụng thương mại điện tử vì vậy cũng cạnh tranh không kém trên các nền tảng facebook hay website. Cũng bởi lẽ đó, là một người làm marketing đón đầu xu thế bạn nhất định không được phép bỏ qua việc chau chuốt nội dung và hình ảnh cho kênh bán hàng online này.

2. Livestream trên facebook – Phương thúc tiếp thị video marketing

Bên cạnh những bài quảng cáo sản phẩm bằng hình ảnh và nội dung, livestream được xem là một trong những phương thức giới thiệu mặt hàng được khá nhiều khách hàng ưa chuộng. Livestream trên facebook cho phép khách hàng có thể nhìn kỹ chi tiết từng sản phẩm đồng thời quyết định mua ngay lập tức bằng cách comment. Nhãn hàng bán lẻ thường có tần suất sử dụng livestream nhiều nhất đó chính là các shop thời trang. Việc livestream giúp khách hàng nhìn được form dáng của sản phẩm khi mặc lên người thật, so với chỉ chụp ảnh treo móc hoặc ma nơ canh thì hình thức này dễ thuyết phục khách mua hàng hơn nhiều.

Livestream cũng thường được tận dụng trong những chương trình sale giảm giá khi cửa hàng cần chốt sản phẩm nhanh chóng, giải quyết những sản phẩm lâu ngày còn tồn kho. Livestream được dự đoán là sẽ tiếp tục được sử dụng phổ biến để marketing sản phẩm cho các ngành hàng khác nhau trong năm 2019.

Như số liệu từ Google cung cấp thì Việt Nam đứng trong top 5 các nước xem video trên Youtube nhiều nhất trên thế giới, đứng trên cả các nước có nền công nghiệp kỹ thuật số phát triển như Nhật, Hàn, Đài Loan…

Và theo chúng tôi quan sát lẫn số liệu mà Google & Facebook cũng như các bên nghiên cứu thị trường cung cấp thì trong năm qua có 65% các công ty tại Việt Nam đã tăng ngân sách quảng cáo video của họ, và chi phí quảng cáo video trên Youtube cũng tăng, chiếm 16% tổng chi phí quảng cáo trung bình của thương hiệu. Điều này phản ảnh rõ nét sở thích, thói quen tiêu thụ phương tiện truyền thông của Việt Nam.

Điều đó cho thấy video vẫn là phương thức tiếp thị nội dung (content marketing) đứng đầu, phương thức tiếp thị nội dung tốt hơn video chắc chỉ có thể là Video trực tiếp (Live Video).

Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến tiếp thị nội dung và tạo cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ, cảm xúc dâng trào và trên hết nhớ về thương hiệu, sử dụng sản phẩm của thương hiệu thì đầu tiên hãy động não để có chiến lược tiếp thị nội dung đúng đắn, đủ mạnh, tập trung vào chất lượng nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về insights người dùng. Tiếp đến hãy luôn ghi nhớ video phải luôn là điểm khởi đầu khi muốn thực hiện content marketing nhưng phải đảm bảo tính đồng nhất xuyên suốt trong thông điệp truyền tải với các phương thức tiếp thị nội dung khác ở các kênh khác đúng với chiến lược đề ra. Cuối cùng là chọn kênh phù hợp cho nội dung bạn đã tạo ra, tất cả phải nhằm mục đích tạo ra hiệu quả tiếp thị tích cực, và đừng quên đo lường.

3. Marketing trên Instagram

Khi mà quảng cáo trên facebook ngày càng trở nên bão hoà, khách hàng bị phân tâm bởi quá nhiều các loại quảng cáo rác khác nhau, marketing trên Instagram lại lên ngôi. Nền tảng Instagram tập trung nhiều vào hình ảnh và hạn chế tối đa những quảng cáo rác, khách hàng sử dụng Instagram cũng được cho là những người dùng thật với nhu cầu mua sản phẩm thật thay vì chỉ hỏi để biết hay spam như các comment trên facebook. Chỉ cần đầu tư một chút vào hình ảnh, bạn sẽ nhận được những hiệu quả thu hút khá khả quan trên Instagram, không thua kém gì so với quảng cáo trên facebook.

4. Dữ liệu người dùng là kim chỉ nam: Data, Data & nhiều Data hơn nữa

Chúng tôi phải làm rõ trước là dữ liệu người dùng không phải là những file excel với tên, email & điện thoại với nguồn thu thập không rõ ràng đang được rao bán ở rất nhiều nơi trên môi trường trực tuyến.

Việc sử dụng dữ liệu trong digital marketing không còn là xa lạ, và thường thì chúng ta thường hay nghe mục đích của việc thu thập & sử dụng dữ liệu người dùng là để nhắm đúng đối tượng, với đúng thông điệp, vào đúng thời điểm – cái được gọi là TIẾP THỊ ĐỊNH HƯỚNG DỮ LIỆU (DATA-DRIVEN MARKETING).

Tuy nhiên, cùng với việc nguồn cung cấp dữ liệu hạn chế thì việc kết hợp lẫn tích hợp nhiều nguồn dữ liệu lại với nhau để có thể định danh, vẽ chân dung người dùng một cách rõ ràng hơn, chi tiết cụ thể hơn chính là một rào cản. Hiện nay, các bên tại Việt Nam thường sử dụng ba nguồn dữ liệu chính có sẵn sau: dữ liệu thu thập được từ các chiến dịch quảng cáo trực tuyến và dữ liệu nhân khẩu học; một số ít sử dụng dữ liệu từ hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management), và ở 1 số bên có thể có sử dụng thêm từ 1 vài nguồn khác nữa

Do đó, việc tìm kiếm thêm nguồn cung cấp nhằm làm phong phú dữ liệu & kết hợp các nguồn dữ liệu một cách đồng bộ đang được các bên quan tâm.

95% các nhà quảng cáo tại Việt Nam đang sử dụng nhân khẩu học, và bao gồm các dữ liệu cá nhân, thông tin vị trí, sở thích… đặc biệt là sử dụng thông qua các nền tảng như Google, Facebook – để nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng.

Nhưng chúng tôi dự đoán trong năm tới việc kết hợp mạnh mẽ dữ liệu từ CRM bao gồm các thông tin giao dịch mua hàng, địa chỉ giao hàng, thông tin dịch vụ khách hàng… cùng với các nguồn dữ liệu mới hơn (ví dụ như các thông tin có nguồn gốc từ hành vi thực tế thu được thông qua các thiết bị di động) sẽ tăng mạnh trong hai năm tới, cùng với đó việc áp dụng các thuật toán để có dữ liệu suy đoán (Inferred Data) dựa trên sở thích nhằm biết được tính cách, sở thích rõ ràng hơn, dự định tương lai… cũng sẽ được các thương hiệu, các bên liên quan lưu tâm làm cho nó được phổ biến rộng rãi hơn.

Và khi các bên tận dụng tích hợp nhiều nguồn dữ liệu để nhắm mục tiêu đối tượng, họ ngày càng muốn có NỀN TẢNG QUẢN LÝ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (DMP) để thu thập dữ liệu, lưu trữ, phân tích tìm phân khúc (segmentation) để nhắm mục tiêu dựa trên các dữ liệu họ có với sự trợ giúp của Tiếp thị tự động (Automation Marketing) và của AI (Trí tuệ nhân tạo). Trong quá khứ chúng ta mất khá nhiều thời gian để có thể phân tích tìm ra mẫu số chung của các dữ liệu thu được ở hiện tại và trước đó, nhưng hiện tại ta có thể sử dụng AI để quét dữ liệu và cung cấp thông tin chuyên sâu sau khi đã phân tích.

Theo một số nguồn số liệu thì việc áp dụng DMP trong quản lý & sử dụng dữ liệu tại Việt Nam đã tăng 21% trong năm vừa qua, thậm chí có một số bên còn nghĩ tới CDP (Customer Data Platform); và có 91% các nhà tiếp thị được hỏi đã trả lời họ nghiêm túc xem xét sẽ áp dụng DMP vào việc quản lý, phân tích dữ liệu phục vụ tiếp thị quảng cáo. Việc này mang lại rất nhiều lợi ích như cá nhân hóa (personalization) các quảng cáo tiếp thị, giúp tăng trải nghiệm người dùng, tăng tương tác, tăng nhận biết thương hiệu, tăng chuyển đổi …

Năm 2019 mở ra khá nhiều những xu hướng làm marketing mới cho ngành bán lẻ mà nếu biết tận dụng doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành công. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn vui lòng liên hệ với chuyên viên của AnzMedia – phòng marketing online thuê ngoài cho doanh nghiệp để được tư vấn rõ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0906196120
Chat qua zalo
Facebook Messenger
<p style="text-align: center;">Nhóm Zalo</p>
<p style="text-align: center;"><a href="#">Group khác</a></p>
<p style="text-align: center;"><a href="https://zalo.me/g/burphu711">Nhấp vào</a></p>